Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo mang hiệu quả kinh tế cao

Gà Đông Tảo còn được mệnh danh là gà tiến Vua. Giống gà này mang đến giá trị kinh tế cao, vì vậy được nhiều hộ gia đình lựa chọn chăn nuôi. Tuy nhiên để nuôi được giống gà quý hiếm này, bà con cần tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo và cách chăm sóc gà chi tiết. Trong bài viết hôm nay, daga360.app sẽ bật mí những kiến thức quan trọng khi nuôi gà Đông Tảo, giúp đàn gà lớn nhanh và khỏe mạnh.

Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo theo từng giai đoạn

Nuôi gà Đông Tảo cần chú trọng trong tất cả các giai đoạn vòng đời của chúng. Vì vậy, không phải bất cứ ai cũng biết kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo đúng chuẩn.

Căn cứ vào mỗi giai đoạn phát triển của gà sẽ tương ứng với một kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng khác nhau. Dưới đây sẽ là phương pháp nuôi gà Đông Tảo chi tiết nhất được tổng hợp theo từng giai đoạn.

Giai đoạn con mới nở

Ở giai đoạn này, những con gà Đông Tảo mới nở vẫn chưa thích với với nhiệt độ bên ngoài. Vì vậy, bà con cần ủ điện cả ngày và đêm để đảm bảo chuồng gà luôn có đủ độ ấm.

Xem Thêm  Cách chăm sóc gà chọi con để gà lớn nhanh và khỏe mạnh

Đặc biệt, chuồng gà phải kín và không để gió lạnh lọt vào bên trong. Ngoài nhiệt độ, ánh sáng cũng cần đảm bảo có đủ để những con gà con dễ dàng tìm kiếm đồ ăn.

Máng ăn của gà Đông Tảo con phải được vệ sinh sạch sẽ, tuyệt đối không được cho chúng ăn những đồ đã ôi thiu. Ở giai đoạn này, việc quan trọng nhất là bổ sung dinh dưỡng cho gà con để chúng được phát triển tốt nhất. Lưu ý nhỏ trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo trong giai đoạn này là gà con mới nở cần được uống nhiều nước. Vì vậy bà còn phải thường xuyên cung cấp nước kịp thời.

Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con mới ấp
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con mới ấp

Giai đoạn con 1 tháng tuổi

Khi gà đã được 1 tháng tuổi, bà con chỉ cần ủ điện vào chiều tối đến sáng. Ở độ tuổi này, gà Đông Tảo đã dần phát triển nên chúng sẽ hoạt bát hơn. Lông tơ của gà cũng sẽ xuất hiện và các bộ phận cũng hiện rõ nét hơn, thể hiện đúng đặc trưng của giống gà tiến Vua.

Đây cũng là thời gian gà háu ăn nhất nên bà con cần chú trọng tới mỗi bữa ăn của chúng. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần ngăn chặn tình trạng gà đá nhau để hạn chế tổn thất. Thời gian này vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng vào bữa ăn hàng ngày của gà Đông Tảo.

Giai đoạn 2 tháng tuổi

Trong giai đoạn gà Đông Tảo 2 tháng tuổi, bà con không cần ủ điện cho gà nữa. Chỉ vào những ngày đông lạnh mới cần bật điện ủ để đảm bảo chuồng gà luôn có nhiệt độ ấm vừa phải.

Xem Thêm  Kỹ thuật nuôi gà đá từ A đến Z cho người mới tập chơi

Gà ở độ tuổi này đã có lông vũ, lông tơ rụng hoàn toàn. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể thả chúng ra vườn để thích nghi với môi trường bên ngoài theo đúng kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo. Chuồng gà nên được vệ sinh sạch sẽ và xịt thuốc sát khuẩn 2 – 3 ngày 1 lần để luôn thông thoáng, sạch sẽ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Giai đoạn 3 tháng tuổi

Đây là độ tuổi gà Đông Tảo đang phát triển nên lượng thức ăn cần hàng ngày rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên mở rộng kích thước vườn cho gà có nhiều không gian vận động hơn. Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo trong giai đoạn này chú ý bà con cần thay đổi thức ăn cho gà đa dạng từ lúa, cám, tấm…để gà phát triển tối đa.

Cách nuôi gà Đông Tảo 3 tháng tuổi
Cách nuôi gà Đông Tảo 3 tháng tuổi

Giai đoạn gà trưởng thành

Đây là thời điểm gà đã phát triển toàn diện và các kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo cũng trở nên đơn giản hơn. Bà con chỉ cần cho chúng ăn những loại thức ăn như bắp tẻ nguyên hạt, lúa hoặc cám gà trộn với rau xanh để tăng sức đề kháng. Kích thước của một con gà Đông Tảo trưởng thành thường khá lớn và nặng. Vì vậy, mọi người cần chú ý cách chăm sóc sao cho khoa học để tránh tình trạng gà bị béo phì, nhiều mỡ.

Hướng dẫn chăm sóc gà Đông Tảo đúng cách

Ngoài kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo, bà con cần học hỏi thêm cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh cho gà đầy đủ. 

Xem Thêm  Bật mí cách nuôi gà chọi con khỏe mạnh và lớn nhanh

Tiêm phòng đầy đủ

Gà Đông Tảo sẽ có lịch tiêm phòng cụ thể theo từng giai đoạn như sau:

  • Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng F lần 1 cho gà từ 3 đến 5 ngày tuổi.
  • Tiêm phòng bệnh đậu gà cho gà từ 7 ngày tuổi.
  • Tiêm phòng Gumboro lần 1 cho gà từ 10 ngày tuổi.
  • Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng F lần 2 cho gà từ 21 ngày tuổi.
  • Tiêm Gumboro lần 2 cho gà từ 25 ngày tuổi.
  • Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng M cho gà từ 60 ngày tuổi.

Những bệnh phổ biến ở gà Đông Tảo

Một số bệnh gà Đông Tảo thường mắc phải mà bà con cần lưu ý bao gồm:

  • Bệnh cúm: Nguyên nhân do thời tiết thay đổi hoặc chuồng trại không đủ nhiệt độ.
  • Bệnh lỵ: Thường gặp ở gà con, khiến gà còi cọc, thiếu dinh dưỡng và chết do mất nước.
  • Bệnh Gumboro: Gà thường mắc ở giai đoạn trưởng thành.
  • Bệnh hô hấp mãn tính: Gà thường mắc ở giai đoạn trưởng thành.
Chú ý phòng bệnh cho gà Đông Tảo
Chú ý phòng bệnh cho gà Đông Tảo

Kết luận

Tóm lại, có nhiều lưu ý quan trọng về kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo theo từng giai đoạn. Vì vậy, bà con cần ghi nhớ chi tiết và nghiêm túc áp dụng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *